【ảnh doremon】Lớp học '5 không' của cô giáo xương thủy tinh
Tuy mắc căn bệnh xương thủy tinh không thể đi lại được,ớphọckhôngcủacôgiáoxươngthủảnh doremon nhưng bằng nghị lực phi thường, chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm (31 tuổi, ở xã Yên Quang, H.Ý Yên, Nam Định) đã nỗ lực tích lũy kiến thức và mở lớp dạy học miễn phí cho hàng trăm học sinh.
Vượt lên chính mình
Ngay từ khi mới lọt lòng, Nguyễn Thị Ngọc Tâm có hình hài không bình thường do một chân quặp lên ngực, sau đó bác sĩ phát hiện chị bị bệnh xương thủy tinh. Trải qua 3 lần phẫu thuật chân, Tâm khao khát biết đi, nhưng nỗ lực tập đi đã bị dập tắt khi xương bị gãy liên tục. “Suốt ngày tôi phải nằm bất động, có khi kéo dài mấy tháng liền vì bó bột xong khoảng 2 tháng mới khỏi, vừa tháo bột ra thì lại gãy chỗ khác, đến nỗi lưng bị lở loét do nằm nhiều. Mẹ tôi phải kê những tấm xốp rỗng để đặt tôi lên...”, chị Tâm chia sẻ và cho hay số lần gãy xương đến nay nhiều gấp mấy lần tuổi của chị.
Tôi luôn suy nghĩ tích cực, từ đó sẽ có những hành động tích cực. Từ hành động tích cực sẽ trở thành thói quen và luôn sống tích cực. Bác sĩ bảo tôi chỉ sống được đến năm 30 tuổi, vậy mà giờ tôi đã 31 tuổi rồi
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tâm
Nhớ lại tuổi thơ của mình, chị Tâm cho biết, các bạn thì được đến trường còn mình chỉ đến bệnh viện. Khát khao biết chữ, nên năm 8 tuổi, chị nằng nặc đòi bố mẹ cho đi học. Khi ấy, để tiện chăm sóc con, bố mẹ chị đành bán nhà ở TP.Nam Định để về quê ở cùng với ông bà ngoại. Mẹ chị cũng phải nghỉ làm. “Ông ngoại tôi thương cháu nên nói: Ông sẽ cố sống để đưa cháu đi học cho biết chữ”. Vậy là hằng ngày, cả hai ông bà và mẹ thay nhau bế chị đến trường. “Đến bây giờ đi đâu mẹ cũng vẫn bế tôi vì tôi chỉ nặng có 15 kg”, chị tâm sự.
Với những công việc đã làm, “cô giáo” Nguyễn Thị Ngọc Tâm đã nhận được rất nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ngành, trong đó có giấy khen của Chủ tịch UBND H.Ý Yên, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, bằng khen của T.Ư Đoàn... Chị Tâm là một trong 10 cá nhân được nhận Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2020 do T.Ư Đoàn trao tặng.
Chị Tâm đã nỗ lực học đến lớp 9, sau đó thì không thể đi học được nữa, phần vì trường cấp ba quá xa, phần vì sức khỏe suy kiệt. “Tôi bị nhiều bệnh lắm, do phải uống nhiều thuốc, nên mọi bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng. Lưng còng gập xuống. Phổi bị chèn ép nên tôi bị viêm phế quản thường xuyên. Do cơ thể không bình thường, nên khi ngủ tôi cũng không nằm được mà chỉ ngủ ở tư thế ngồi hoặc úp mặt xuống giường”, chị Tâm trải lòng.Với một người như vậy, sống được đã là khó khăn, nhưng chị luôn lạc quan với suy nghĩ: “Tôi nghĩ rằng khó khăn chỉ là thử thách thôi. Mình phải vượt qua chính mình thì mới sống có ích cho đời. Không quan trọng mình sống bao lâu, mà quan trọng mình sống sâu và ý nghĩa như thế nào”. Vì vậy, chị quyết tâm thực hiện ước mơ làm cô giáo để truyền những cảm hứng sống tích cực cho học sinh.
Lớp học đặc biệt
Chị Tâm chia sẻ, ngay từ năm còn đang học lớp 6 (14 tuổi), chị đã bắt đầu dạy kèm cho các trẻ từ mầm non đến lớp 5. Sau đó, cứ học cao lên, chị lại kèm nhiều học sinh ở các lớp thấp hơn. Khi buộc phải nghỉ học, chị đã tìm tòi tài liệu, sách vở để tự học ở nhà. “Tôi cũng không nghĩ rằng mình là một giáo viên mà chỉ là người hướng dẫn cho các em những điều mình biết. Có những kiến thức tôi chưa được học thì tôi lại tìm tòi tra cứu trong sách vở để dạy cho các em”.
Mời bạn đọc gửi bài tham gia cuộc thi viết Sống đẹp do Báo Thanh Niêntổ chức với tổng giải thưởng 260 triệu đồng
Câu chuyện phản ánh trong bài dự thi phải là người thật, việc thật. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng để cho cuộc sống ngày một tốt hơn, góp phần lan tỏa những câu chuyện đầy tính nhân văn (nhận bài từ ngày 26.3 đến hết 31.7.2021). Thể loại: ký sự, phóng sự hoặc ghi chép. Giải thưởng dành cho tác giả có bài viết dự thi: 1 giải nhất: 30.000.000 đồng. 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng. 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng. 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng. 1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng. 5 nhân vật được vinh danh do Ban tổ chức và bạn đọc bình chọn: 30.000.000 đồng/trường hợp. Bài dự thi gửi qua địa chỉ email chương trình: [email protected], Hoặc bằng thư qua đường bưu điện về Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (bì thư ghi rõ: Bài viết tham dự cuộc thi viết Sống đẹp). Độc giả có thể xem thể lệ chi tiết tại địa chỉ: bit.ly/cuocthivietsongdep
Vậy là bắt đầu từ năm 2004, căn phòng của gia đình chỉ vỏn vẹn 10 m2 đã trở thành lớp học với tiêu chí “5 không”: không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án và không học phí. Cô giáo ngồi trên xe lăn, học sinh đủ mọi lứa tuổi được chỉ dạy bất cứ điều gì còn chưa hiểu. Đặc biệt, đến lớp học này, học sinh không chỉ được học chữ, mà còn được truyền cảm hứng về nghị lực sống và những kỹ năng vượt qua thử thách để thành công. Cách xưng hô ở đây cũng chẳng giống nơi nào. Có bạn gọi là cô, nhưng nhiều bạn gọi là chị, là mẹ vì các em coi chị như người thân của mình. Lớp học không chỉ có học sinh ở trong vùng mà có cả những học sinh ở các tỉnh lân cận như Thái Bình, Ninh Bình... và hiện nay luôn có ít nhất 20 học sinh theo học.Nhiều người từ lớp học đã trưởng thành, giờ là những sinh viên đại học, có người đã là cán bộ, giáo viên. Bạn Trần Thị Hằng (26 tuổi, ở H.Ý Yên, Nam Định), học sinh đầu tiên của chị Tâm, giờ đã tốt nghiệp đại học và đang làm tại một trung tâm Anh ngữ ở Hà Nội, chia sẻ: “Mình được chị dạy kèm từ năm lớp 3 đến hết lớp 8 tất cả các môn và đã học khá lên mỗi ngày. Mình không chỉ học kiến thức mà còn học được ở chị nghị lực sống và tấm lòng nhân ái vì mọi người. Chị là tấm gương sáng để mình học hỏi và mỗi khi gặp khó khăn mình đều cố gắng vượt qua”.Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn do thu nhập chỉ từ nghề nông cộng với chút lương hưu ít ỏi của bố, nhưng suốt 17 năm dạy học, chị chưa từng lấy một đồng học phí nào. “Có gia đình gửi tiền điện, nước thì tôi lại dùng tiền đó gây Quỹ học bổng Ngọc Tâm Thủy Tinh để tặng các em có thành tích học tập tốt và những học sinh nghèo hiếu học”, chị Tâm cho biết. Bắt đầu từ năm 2017, chị còn thành lập Không gian đọc Ngọc Tâm Thủy Tinh với hơn 1.500 đầu sách, do chị tự tích lũy và quyên góp được, để học sinh có nơi tìm hiểu kiến thức ngoài nhà trường. May mắn, chị đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của bố mẹ để thực hiện ước mơ làm cô giáo của mình. “Tôi luôn suy nghĩ tích cực, từ đó sẽ có những hành động tích cực. Từ hành động tích cực sẽ trở thành thói quen và luôn sống tích cực. Bác sĩ bảo tôi chỉ sống được đến năm 30 tuổi, vậy mà giờ tôi đã 31 tuổi rồi”, chị Tâm nở nụ cười hạnh phúc.